Nhóm Kháng sinh số
[Infographic] Các loại “kháng sinh” phòng chống tin giả
Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) (1), cho biết tại hội thảo 25 năm khai trương Dịch vụ Internet Việt Nam, Việt Nam hiện có khoảng 72 triệu người sử dụng mạng xã hội, tương ứng với 73% dân số.
Bên cạnh những thông tin tích cực, nhiều thông tin thiếu thẩm định, tin giả, tin sai trái cũng đang tràn lan trên mạng xã hội, tác động không nhỏ đến tâm lý, đời sống cộng đồng. Tin giả hiện không còn tràn lan như sau đợt cao điểm dịch COVID-19, nhưng vẫn có muôn hình vạn trạng các chiêu trò, thủ đoạn tung tin giả, tin sai sự thật khác nhau, như tung tin trẻ em bị bắt cóc, học sinh vùng cao ăn thịt chuột, bịa ra những cái chết không có thật…
Nổi cộm trong số đó là các tin giả liên quan đến chủ đề sức khỏe tâm thần – tự chẩn đoán bệnh. Theo bác sĩ Phan Thị Kim Dung (2) (phó trưởng khoa Nhi hô hấp – bệnh viện đa khoa Xanh Pôn Hà Nội) chia sẻ, nhiều phụ huynh khi tham khảo các thông tin trên mạng xã hội, thấy với những trường hợp tương tự một số phụ huynh cho trẻ dùng kháng sinh này, thuốc kia được cho là tốt, nhiều người ngay lập tức áp dụng cho con mình.
Nhiều cha mẹ không cần biết bé có chính xác bị bệnh đó không, liều kháng sinh dùng ra sao, chỉ cần nghe nói thuốc tốt là làm theo. Hậu quả là trẻ nhập viện khi bệnh đã nặng, bị kháng thuốc… Những thông tin nêu trên giúp nhấn mạnh tầm quan trọng của năng lực tự nhận biết và phòng chống tin giả trong mỗi chúng ta.