An Thư: “video ngắn là vùng đất màu mỡ của fake news và kích động người xem”
Read in English
Mình tham gia chương trình vì mình rất quan tâm về chủ đề nhận diện tin giả, mình đã bị lừa quá nhiều, dự án Newsavvy thật sự thấu hiểu nỗi lòng của mình.
Hồi dịch Covid-19, nhiều người đã bóp méo sự thật, vu khống, bôi nhọ khuấy đảo tinh thần nhân dân cả nước với hàng loạt thông tin thất thiệt về dịch bệnh.
Từ những chia sẻ của anh Trí trong buổi học, mình nhận ra là Fake news thường sẽ thú vị, giật gân hơn tin tức chính thống.
Fake news thường không vô thưởng vô phạt như vẻ bề ngoài của nó, với nhiều người fake news lướt qua, đọc, bực tức rồi thôi nhưng sự thật là fake news đều nhắm đến một đối tượng nhất định và đối tượng đó chịu hậu quả rất khủng khiếp.
Trên những nền tảng mạng xã hội, việc đăng video ngắn rất dễ dàng và đồng thời cũng là vùng đất màu mỡ của fake news và kích động người xem.
Vậy nên, khi xem 1 clip ngắn nội dung gây tranh cãi, lúc đó nên cẩn thận xem:
1. Người nói có đeo khẩu trang không? Xác nhận có đúng người đó đang nói không hay đơn giản là bị ghép
2. Chuyển cảnh có bị nhiễu, mờ không?
3. Tính logic?
Đó là những câu hỏi nên đặt ra để phản biện và tỉnh táo hơn trước những thông tin thật, giả lẫn lộn. Nếu nghi ngờ thì tốt hơn hết là không nên tin, share hay like clip đó.
Biết tới dự án Newsavvy nhờ lời giới thiệu của thầy giáo và dự án chạy ads trên facebook, không ngờ là quá quá hữu ích luôn. BTC tuyệt vừiiiii.
Chia sẻ từ An Thư – Thành viên tham gia dự án Newsavvy